Nguyễn Ngọc Nam's profile

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIA TĂNG TỐC ĐỘ VIẾT?

VIẾT - [EXPERIENCE]
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIA TĂNG TỐC ĐỘ VIẾT?


Trước khi bắt đầu với bài viết này, tôi muốn các bạn hãy hiểu 2 điều:
- Đừng nhầm lẫn việc gia tăng tốc độ viết đồng nghĩa với chất lượng bài viết sẽ suy giảm.
Lưu ý nội dung bài viết nói về GIA TĂNG TỐC ĐỘ
và chỉ thế mà thôi.


Tốc độ viết là một trong những yếu tố quan trọng quyết định KHẢ NĂNG VIẾT LÁCH của bạn ở mức độ nào. Điểm đặc biệt của khả năng TỐC ĐỘ VIẾT nằm ở chỗ nó phải được KẾT HỢP với một yếu tố khác, đó là CHẤT LƯỢNG VIẾT. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ chỉ LÀM RÕ cách gia tăng tốc độ viết. Còn làm thế nào để vừa viết nhanh, vừa đạt chất lượng cao thì bạn hãy theo dõi kênh của tôi thường xuyên để cập nhật thông tin trong những bài viết tiếp theo nhé.

Ok. Let’s play!

1. Cứ viết đi
Nghe thật kỳ lạ khi tôi khuyên bạn cứ viết đi. Nhưng, thử ngẫm nghĩ lại mà xem. Bạn đang bắt đầu viết bài với T M THẾ như thế nào?
Đa số chúng ta khi viết sẽ đi theo một quy luật thế này:
Tìm kiếm -> Lựa chọn -> Sàng lọc -> Viết

Đây là một 4 bước cơ bản khi một người bắt tay vào viết lách. Nhưng, có 1 bước trong 4 bước này đang KÌM HÃM TỐC ĐỘ viết của bạn.
Đó chính là: Lựa chọn.

Sự lựa chọn khiến chúng ta mất kha khá thời gian cho một bài viết. Khi tìm kiếm thông tin, chúng ta bị ngợp trong một bể những sự lựa chọn. Với những người đã có kinh nghiệm viết lâu năm họ đủ khả năng để xử lý việc này dễ dàng. Nhưng đối với những người mới, đây thực sự là ác mộng khi họ THIẾU kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng,... mà tất cả những thứ đó sẽ giúp họ đưa ra lựa chọn nhanh hơn. Và như một lẽ tất yếu, vì họ thiếu hầu hết những thứ đó nên sẽ càng muốn tìm hiểu nhiều dẫn đến một cơ số hậu quá mà mình sẽ nói rõ hơn ở phần sau.

Vậy giải pháp là gì?
Nhìn lại tiêu đề 1.

Điều tôi khuyên bạn cần làm đầu tiên chính là giảm bớt sự lựa chọn và CỨ VIẾT. Viết bằng hết sức mình, kể cả viết LAN MAN. Bởi đây là giai đoạn bạn được TỰ DO với khả năng suy nghĩ SÁNG TẠO của bản thân nên đừng ngại ngần phóng bút. Có thể ban đầu bạn SỢ sẽ viết LINH TINH, đọc không hiểu mình đang viết cái gì. Nhưng đừng lo, bạn có đủ thời gian để GỠ RỐI và HỆ THỐNG lại mọi DỮ LIỆU. Điều cần làm bây giờ đó là tập THÓI QUEN viết NHANH và KHÔNG NGỪNG NGHỈ.

2. Giới hạn thời gian viết
Đây là cách rất, rất NÊN ÁP DỤNG bởi sự HIỆU QUẢ nó mang lại là vô cùng LỚN.
Thực tế, tất cả chúng ta đều đã thực hiện phương pháp này rồi. Bạn có nhận ra không khi hồi còn đi học, chúng ta thường xuyên phải chạy đua với những phút cuối cùng của mỗi giờ kiểm tra. Viết nhanh như “không còn gì để mất” và thở phào nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng hoàn thành.

Bây giờ hãy làm nó nhiều hơn đi!

Đặt đồng hồ giới hạn thời gian viết bài là cách nhiều người vẫn thường làm khi LUYỆN VIẾT. Nhưng mình xin bổ sung thêm, đó là thay vì THỈNH THOẢNG bạn mới để ý thời gian để tự căn giờ kết thúc bài viết thì từ bây giờ, hãy GẦN NHƯ THƯỜNG XUYÊN nhìn đồng hồ nhiều hơn, nhớ là gần như thôi nhé!

Khoan, có gì đó sai sai.

Chẳng phải việc để ý thời gian nhiều như vậy sẽ làm gia tăng áp lực tâm lý và cản trở mạch suy nghĩ khi viết bài hay sao?
Đó chính xác là điều tôi muốn các bạn làm!

Có 2 lý do để giải thích cho việc này:
- Việc bị ÁP LỰC T M LÝ đè nặng khi giới hạn thời gian viết bài là điều CẦN CÓ nếu muốn cải thiện tốc độ viết. Khi bạn liên tục để ý đến thời gian thì trong tiềm thức, bạn sẽ VÔ THỨC làm việc NHANH HƠN vì SỢ HẾT THỜI GIAN. Đây là một hiệu ứng tâm lý phổ biến của con người. Quay trở lại ví dụ ở trên, khi làm bài kiểm tra, lúc thời gian càng trôi về cuối, bạn sẽ có xu hướng NHÌN ĐỒNG HỒ nhiều hơn và VIẾT NHANH HƠN. Áp dụng nó vào việc viết, hãy chủ động sử dụng cách này không phải ở CUỐI mà TOÀN BỘ THỜI GIAN VIẾT các bạn tự đề ra sẽ khiến hiệu quả đạt hơn gấp nhiều lần.
- Tiếp theo, tại sao làm cản trở mạch suy nghĩ là tốt trong QUÁ TRÌNH NÀY? Thử nghĩ mà xem, với những bạn mới tập viết thì việc bị MẮC KẸT trong HỖN ĐỘN những DỮ LIỆU khi viết bài như tôi đã nói ở trên là điều ai cũng biết. Kết hợp với hiệu ứng tâm lý sợ hết thời gian, chắc chắn các bạn sẽ phải LỰA CHỌN và LOẠI TRỪ thật nhanh những DỮ LIỆU lần lượt tuôn trào trong đầu để chọn ra cái tốt nhất để viết. Suy cho cùng, việc này đem lại 2 lợi ích cho bạn: (1) Giúp bạn viết nhanh hơn, (2) giúp bạn biết mình NÊN VIẾT gì.


3. Viết và chỉ viết
- Bể thông tin vô tận
Còn nhớ sự nguy hiểm của việc lựa chọn quá lâu trong BỂ THÔNG TIN tôi đã nói ở phần 1 chứ? Bây giờ là lúc bạn nhận ra sự thật phũ phàng: “Tìm kiếm thông tin là một kỹ năng đòi hỏi sự luyện tập trong khoảng thời gian dài. Kỹ năng là thứ không thể thành thạo trong một sớm một chiều được. Và dù có khả năng đó đi chăng nữa thì khi mới tập viết chắc chắn bạn sẽ không nên sử dụng nó… ngay.”

Cách tốt nhất để bạn “chữa” sự chần chừ khi lựa chọn thông tin nhằm cải thiện tốc độ viết đó chính là tách biệt hai công việc: Tìm và Viết ra riêng biệt. Như mình đã nói, bởi đó là 2 KỸ NĂNG quan trọng của một người VIẾT CHUYÊN NGHIỆP nên cần có sự ĐẦU TƯ NGHIÊM TÚC. Bạn không nên cố làm 2 việc cùng một lúc bởi sẽ không thể đạt HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG đâu.

- Vòng lặp biên tập
Biên tập, tự sửa chữa là tốt nhưng nó nên được thực hiện đúng thời điểm. Một trong những LỖI KINH ĐIỂN của nhiều người khi viết bài đó là họ LIÊN TỤC SỬA bài của mình khi ĐANG VIẾT. Nếu nói việc tìm kiếm thông tin để viết bài là nguyên nhân GIÁN TIẾP khiến bạn chậm tốc độ, mất thời gian thì “vòng lặp biên tập” là nguyên nhân TRỰC TIẾP và nó còn để lại hậu quả tồi tệ hơn.

Bạn sẽ mất thời gian sửa bài mà không đem lại hiệu quả thực sự nào!

Bạn hoàn toàn có thể BIÊN TẬP lại khi đã hoàn thành xong phần “thô” của bài viết. Tách biệt việc VIẾT và SỬA giống như tìm kiếm thông tin và cải thiện tốc độ viết sẽ giúp sản phẩm của bạn có chất lượng tốt hơn.

4. Tự cô lập
Yếu tố then chốt cuối cùng tôi muốn nhắc đến trong bài đó là bạn hãy tự “ném” bản thân vào khoảng không gian riêng biệt. Nơi chỉ có bản thân bạn, bàn phím/bút/giấy và chữ. Hãy tập cho mình sự TẬP TRUNG để suy nghĩ của bạn được làm việc ĐÚNG MỤC ĐÍCH của nó là viết mà không bị ảnh hưởng bởi bất - kỳ - thứ - gì - khác.
Nếu SIÊU TẬP TRUNG bạn đã giải quyết được kha khá vấn đề rồi đó!

Và đó chính xác là 4 công việc/yếu tố bạn nên/cần làm để gia tăng tốc độ khi viết bài. Cần phải nhắc lại, đây là bài viết giúp giải quyết vấn đề tốc độ viết. Chắc chắn bạn không thể chỉ thực hiện 4 công việc này mà không quan tâm đến những yếu tố khác để cải thiện cả chất lượng nội dung bài viết của mình. Mọi thứ đều cần có sự song hành, bổ trợ lẫn nhau. Chính vì vậy nên nếu các bạn thấy bài viết này hay/bổ ích hoặc có bất kỳ ý kiến phản biện nào hãy nhận xét xuống phía dưới để mọi người có thể cùng thảo luận. Đó cũng sẽ là cơ sở để Love Books Love Life cải thiện tốt hơn nữa chất lượng ở những bài viết sau.

Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài này. Hẹn gặp lại tại: “Nhanh để tốt hơn - Những yếu tố cần có.”

👤Writer: Nguyễn Ngọc Nam (Nam LB)

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIA TĂNG TỐC ĐỘ VIẾT?
Published:

Owner

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIA TĂNG TỐC ĐỘ VIẾT?

Published:

Creative Fields