Lá Chắn Virus Corona's profile

Phía sau cuộc chiến chống virus corona


Cập nhật thêm tin tức mới nhất về covid 19 tại:​​

Trong lúc dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành với những diễn biến phức tạp, khi số ca nhiễm cùng lượng người tử vong chưa có dấu hiệu suy giảm cũng chính là lúc đội ngũ y bác sĩ phải “chiến đấu” không ngừng để vừa cứu chữa cho bệnh nhân, vừa “căng mình” ngăn chặn bất kì sự lây nhiễm không đáng có nào.
Gan góc đối mặt với “cuộc chiến” bệnh dịch bùng phát xuyên quốc gia, mềm dẻo trong cuộc thuyết phục “được” khám chữa cho bệnh nhân
Tình hình dịch bệnh mấy ngày qua diễn biến hết sức phức tạp, đọc được thông tin về bệnh nhân số 31 ở Hàn Quốc, 1 trường hợp siêu lây nhiễm, 1 thành viên trong giáo phái “Tân Thiên Địa” - người đã từ chối 2 lần làm xét nghiệm SARS- CoV-2, 4 lần trốn ra ngoài cơ sở y tế, nhiều lần tới nhà thờ trong lúc đang bị bệnh.

Một cảm giác bên Hàn Quốc có một sự “dân chủ” thái quá. Trong giai đoạn dịch bệnh đang ngày một lan rộng như vây, không rõ sự tuyên truyền của chính phủ chưa đủ mạnh hay ý thức bệnh nhân đó quá kém khiến cho dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, để rồi giờ đây “hối hận” khi hành động như vậy.
Mình đã từng khen về mạng lưới dịch tễ của Việt Nam hoạt động hiệu quả. Có cậu sinh viên người Trung Quốc đang là du học sinh trường ĐH Ngoại Ngữ - ĐH Quốc Gia HN. Cậu ta quay lại Việt Nam sau quãng thời gian nghỉ tết Nguyên Đán tại quê nhà. Được nhà trường động viên, cậu đến khám tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương, nhưng nhất định không vào viện. Bác sĩ khám phải hết sức động viên thuyết phục cậu vào viện. Cậu có thể về, nhưng cậu phải chịu trách nhiệm chứ trách nhiệm của nhân viên y tế chúng tôi là không cho cậu về. Phải mất gần 1h đồng hồ thuyết phục cậu sinh viên cũng đồng ý vào viện. Lúc đó khoảng 22h đêm, cậu được đưa lên khu vực cách ly, được khám, được phát đồ dùng cá nhân. Và đến gần nửa đêm, chúng tôi phát hiện cậu không còn ở khu vực cách ly. Lập tức bác sĩ trực thông báo cho CDC Hà Nội. Sau 2 tiếng, lúc đó vào khoảng 2h sáng. Cậu sinh viên được “hộ tống” vào viện bởi công an phường. Một ví dụ điển hình cho thấy sự hoạt động hiệu quả của mạng lưới dịch tễ. Một sự đồng bộ.
Có chị gái quê Bình Xuyên - Vĩnh Phúc đi khám, cũng có ý định nhất quyết không muốn vào viện, bác sĩ khám phải ra sức thuyết phục. Đến độ phải mời cả nhân viên Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương đang lấy mẫu bệnh phẩm trong khu cách ly xuống giải thích và tư vấn cho bệnh nhân. Chị hiểu và đồng ý vào viện tuân thủ quy định.
Tinh thần tự giác cách ly của những người nhiễm bệnh là niềm vui lớn nhất của bác sĩ

Bên cạnh những bệnh nhân có chút “cứng đầu” như bệnh nhân số 31 bên Hàn Quốc, thì cũng có nhiều bệnh nhân rất tuân thủ, họ ý thức được nguy cơ, dù không cao, nhưng chưa loại trừ hoàn toàn, họ đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc và di chuyển đến bệnh viện nhanh nhất, “xin” vào nằm điều trị trong khu cách ly trước cả việc bác sĩ chúng tôi tư vấn vào viện. Thật vui khi tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân như vậy.
Có anh chàng người Pháp, vào viện điều trị với chẩn đoán Viêm Phổi, có yếu tố dịch tễ, được đưa vào khu cách ly điều trị. Nằm điều trị 1 tuần, phòng riêng, nhà vệ sinh khép kín, điều hoà, tivi có đủ, được ăn uống phục vụ tại chỗ, hàng ngày được bác sĩ khám bệnh, điều dưỡng thực hiện thuốc và hướng dẫn cách theo dõi. Xét nghiệm âm tính với SARS- CoV-2, ra viện thanh toán viện phí đâu hết khoảng 2,5 triệu, anh ta hỏi quy ra $ bao nhiêu và thực sự sốc khi được chúng tôi trả lời cỡ khoảng hơn 100$, anh ta ngỡ tưởng phải 2000-3000$, bởi anh quen với giá dịch vụ y tế bên nước Pháp chỗ anh khi không có bảo hiểm.
Thế mới thấy, trong cuộc chiến “để không một ai bị bỏ lại”, nếu như không có ai tử vong vì bệnh dịch là niềm hạnh phúc, sự tự hào với tất cả mọi người thì sự tự giác cách ly của những người nhiễm bệnh chính là niềm vui lớn nhất của bác sĩ.
Phía sau cuộc chiến chống virus corona
Published:

Phía sau cuộc chiến chống virus corona

Published:

Creative Fields