Áo Thun Store's profile

May áo thun đồng phục nên chọn vải như thế nào?

May áo thun đồng phục nên chọn vải như thế nào?
Bạn muốn đặt may áo thun đồng phục với số lượng lớn, tuy nhiên bạn đang băn khoăn về các loại vải may áo thun hiện nay?

Bài viết sau đây sẽ hỗ trợ bạn trong cách nhận biết và phân loại các loại vải may áo thun là gì. Biết được ưu nhược của từng loại vải, giúp bạn chọn được loại vải may phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp mình.
Để phân loại vải may áo thun, trước tiên cần xác định được tiêu chí phân loại. Có 3 tiêu chí để phân loại vải thun chính:
- Khả năng co giãn của vải.
- Tỉ lệ cotton và PE của vải.
- Kiểu dệt của vải.
Dưới đây là các loại vải may áo thun phân loại theo từng tiêu chí, đang được dùng phổ biến hiện nay:
1. PHÂN LOẠI THEO ĐỘ CO GIÃN.
Khả năng co giãn của vải thun là một đặc điểm quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn tùy vào mục đích sử dụng và tính chất công việc. Độ co giãn của vải thun được chia làm 2 loại: vải thun 2 chiều và vải thun 4 chiều.
1.1 Vải thun co giãn 2 chiều.
Độ đàn hồi co giãn của loại vải 2 chiều thấp hơn loại 4 chiều. Khi dùng lực kéo, vải thun 2 chiều chỉ co giãn được theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Đây là loại vải thun có giá thành thấp hơn các loại khác.
1.2 Vải thun co giãn 4 chiều.
Đây là loại vải may áo thun có mức độ co giãn và đàn hồi tốt. Khi kéo mảnh vải theo chiều ngang hay chiều dọc, vải đều co giãn được. Loại vải 4 chiều này phù hợp cho những người ưa hoạt động, thích thoải mái, phù hợp để lao động và vui chơi. Thông thường, vải thun 4 chiều đắt hơn vải thun 2 chiều từ 15-30 nghìn đồng/kg vải.
2. PHÂN LOẠI THEO THÀNH PHẦN VẢI.
Để xét về độ bền và độ thoáng mát của vải may áo thun, người ta phân loại dựa trên tỉ lệ phần trăm sợi cotton và poly có trong vải.

Có 2 loại chất liệu để dệt nên vải là sợi tự nhiên (cotton) và sợi tổng hợp (PE hay còn gọi là nylon).

Ưu điểm chung của loại vải sợi tự nhiên (cotton) là được dệt từ sợi bông tự nhiên có khả năng thoáng khí cao, thấm hút mồ hôi và khử mùi tốt. Ngoài ra bề mặt vải còn mềm mịn tạo cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, nhược điểm của này là dễ bị nhăn nhàu.

Còn loại vải sợi tổng hợp (PE/nylon) được sản xuất từ than đá và dầu mỏ. Vải càng chứa nhiều thành phần PE càng ít thoáng mát và ít có khả năng hút mồ hôi. Tuy nhiên, vải PE có ưu điểm là bóng láng và ít bị nhăn nhúm.

Do vậy, nếu may áo thun đồng phục để hoạt động ngoài trời hoặc các làm các công việc vận động nhiều thì nên sử dụng vải có nhiều thành phần là cotton.

Để phân chia loại vải theo tỉ lệ thành phần cotton và PE, ta có 4 loại vải thun phổ biến là:

2.1 Vải may áo thun cao cấp 100% cotton.
Vải này là loại vải cao cấp, được dệt từ 100% sợi bông tự nhiên. Như đã nói trên, vải 100% cotton mềm mịn, thấm hút mồ hôi, hút ẩm, giảm nhiệt tốt. Giúp người mặc cảm thấy thoáng mát, thoải mái. Thích hợp để may áo thun đồng phục cho nhân viên thường làm việc ngoài trời hoặc hoạt động nhiều. Tuy nhiên, đây là loại cao cấp, vì vậy nó có giá thành cao nhất trong các loại vải may áo thun. Điều này cũng có nghĩa, các loại vải chứa thành phần cotton càng nhiều thì mức giá càng cao. Loại vải này dễ nhăn nhàu, không giữ được form cứng cáp, chất vải khô, thường bị co rút sau khi giặt, nhất là trong các lần giặt đầu.

2.2 Vải thun CVC (65/35).
Vải thun CVC có 65% là cotton, 35% là nylon. Đây là loại vải được lựa chọn nhiều để may áo thun đồng phục. Vì nó vừa hút ẩm, thoáng khí khá tốt, vừa có form cứng cáp hơn, ít bị nhăn nhàu, có độ bền cao hơn và giá thành ‘dễ thở’ hơn loại vải cotton 100%.

2.3 Vải Thun PE
Vải thun PE là loại vải thuần nilon, không có thành phần cotton trong vải. Thế mạnh của loại vải này là độ bền cực cao, không nhăn, form vải cứng cáp và giá thành thấp nhất trong các loại vải. Người tiêu dùng chọn loại vải này để may áo thun do nó có độ bền tốt và giá thành thấp nhất. Tuy vậy cần lưu ý, vải 100% nylon sẽ không hút ẩm, không thoáng mát nên dễ đem lại cảm giác nóng nực, thiếu thoải mái cho người mặc.

3. PHÂN LOẠI THEO KIỂU DỆT.
Một cách phân loại thứ 3 là xét về tiêu chí kiểu dệt vải. Có 3 loại kiểu dệt vải cơ bản là kiểu dệt thun trơn, kiểu dệt thun cá sấu và kiểu dệt thun cá mập. Ngoài ra, còn có các kiểu dệt khác như kiểu dệt thun da cá, kiểu dệt thun hạt mè… Dựa vào mắt thường quan sát, có 3 loại vải theo kiểu dệt là vải thun trơn, vải thun nhám (cá sấu, cá mập) và vải thun lạnh.

3.1 Vải thun trơn.
Đây là loại vải phổ biến với giá thành rẻ nhất thị trường. Vải này có bề mặt láng mịn, nhẹ cân. Dùng để may được nhiều kiểu khác nhau như áo thun cổ tròn, áo thun cổ trụ, áo thun cổ tim, áo thun raglan.

3.2 Vải thun nhám (Vải may áo thun polo).
Trong loại này có 2 loại phổ biến là vải cá sấu và vải cá mập, thích hợp để may áo thun có cổ như cổ trụ, cổ bẻ, gọi cách khác là áo thun polo.

- Vải thun cá sấu: Loại vải này có mắt lưới dệt to nên tạo độ nhám, chứ không láng mịn như vải thun trơn. Đây là loại vải dùng để may áo thun hàng hiệu cho hãng Lacoste có biểu tượng con cá sấu nên được gọi là vải thun cá sấu.
- Vải thun cá mập: Cũng sử dụng kiểu dệt tạo độ nhám như vải thun cá sấu, nhưng vải thun cá mập có mắt lưới to hơn. Vì vậy chất vải thô hơn, nhám và cứng hơn, độ giãn cũng ít hơn. Không có nhiều tính năng tốt như vải thun cá sấu nên vải thun cá mập có giá thành thấp hơn.

3.3 Vải thun lạnh.
Đây là loại vải có 100% thành phần là nylon. Vì vậy không nhăn, bề mặt bóng láng, không xù lông. Vải thun lạnh có giá thành thấp nhất nên thường được chọn để tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp chọn áo thun làm đồng phục cho công ty mình. Để có được những chiếc áo thun đồng phục phù hợp, doanh nghiệp cần có hiểu biết thực tế về kiểu dáng cũng như chất liệu vải. Đặc biệt, để có chất lượng sản phẩm cao cấp đồng bộ 100%, doanh nghiệp nên liên hệ đặt may tại những đơn vị chuyên may đồng phục uy tín, sở hữu xưởng sản xuất riêng để có giá gốc, tiết kiệm chi phí may áo thun đồng phục.
Xưởng may áo thun store.
- Website: https://aothunstore.com
- Địa chỉ:  878/24 Nguyễn Ảnh Thủ, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TPHCM.
- Hotline/zalo: 0902 711 851
May áo thun đồng phục nên chọn vải như thế nào?
Published:

May áo thun đồng phục nên chọn vải như thế nào?

Published:

Creative Fields