Duc Tan Ngo's profile

Housing of Mekong Delta - Cu Lao Gieng - An Giang

Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có những đặc trưng, sự đặc trưng về mặt tự nhiên mà còn chưa đựng chiều sâu văn hóa của cả quá trình di dân của người Việt vào khẩn hoang đất Nam Bộ. Trong đó, tại khu vực vùng đầu nguồn sông Cửu Long, nhà ở dân gian ở đây mang trong mình một dấu ấn rất riêng của thời đại, ghi dấu những đặc trưng của tự nhiên, con người, văn hóa, lịch sử của 3 dân tộc đang sinh sống nơi đây. Vùng đầu nguồn gồm một phần hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi và được khai phá sớm nhất so với phần còn lại của ĐBSCL, cũng là nơi có thành phần dân tộc đa dạng nhất. Trong quá trình định cư ổn định lâu dài, người Kinh ở đây đã kế thừa loại hình nhà ở dân gian của mình từ miền Trung và học hỏi loại hình nhà ở cũng như văn hóa của người khmer bản địa để tự sáng tạo cho mình một loại hình nhà ở mới, đơn giản, linh hoạt và dễ dàng trang trí theo ý thích mỗi gia đình. Từ đây loại hình nhà sàn màu xanh hai mái dốc với những chi tiết trang trí sặc sỡ trở thành đặc trưng cho vùng đất này. 

Vùng đầu nguồn sông Cửu Long đang sở hữu kiểu kiến trúc này với mật độ  dày đặc, được nhân rộng theo kiểu vệ tinh ra tứ phía với lõi là Huyện Chợ Mới, An Giang và vệ tinh là các huyện giáp ranh (gồm Long Xuyên, Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, Tân Châu thuộc tỉnh An Giang và Lấp Vò, Cao Lãnh, Lai Vung, Thanh Bình thuộc tỉnh Đồng Tháp). Trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay, thật khó để nghĩ rằng vẫn còn đó, một nơi ở miền Nam mà kiểu nhà truyền thống với mật độ dày đặc như vậy vẫn còn tồn tại. Sự phổ biến rộng rãi này mang lại sự đặc trưng độc đáo về kiến trúc vùng miền cho khu vực đầu nguồn sông Cửu Long. Trải qua hàng trăm năm hình thành, phát triển, phải chăng kiểu nhà này vẫn đang giữ một vai trò không thể thay thế đối với người dân bản địa đến tận ngày hôm nay?
Housing of Mekong Delta - Cu Lao Gieng - An Giang
Published:

Owner

Housing of Mekong Delta - Cu Lao Gieng - An Giang

Published: