Nguyễn Văn Thông's profile

Đau Lưng Sau Khi Sinh

Đau Lưng Sau Khi Sinh: Nguyên Nhân & Các Phương Pháp Điều Trị
Đau đốt sống lưng cuối sau sinh có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Căng thẳng, thay đổi hormon, tăng cân, loãng xương, viêm nhiễm,.... Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh giúp cho mẹ biết cách phòng tránh cũng như khắc phục tình trạng này kịp thời. Đọc ngay bài viết dưới đây để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích về tình trạng này.
Nguyên nhân dẫn đến đau đốt sống lưng cuối sau sinh
Nghiên cứu cho thấy, có hơn 50% số phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng đau đốt sống lưng cuối. Tình trạng này xuất hiện sau thời kỳ sinh nở và có thể kéo dài 1-3 năm sau đó. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh?
Căng thẳng
Thông thường, các cảm giác như lo lắng, hồi hộp, căng thẳng có thể dẫn tới hiện tượng căng cơ, đau nhức, đặc biệt là vùng cơ lưng. Nhìn chung, các cơn đau do căng thẳng gây ra thường không đau dữ dội mà có tính chất dai dẳng, giãn cơ vùng lưng tăng dần theo thời gian.
Thay đổi tư thế
Việc tăng cân và dồn trọng tâm dần dần về phía bụng trước, nơi tập trung sự phát triển của thai nhi có thể khiến cơ thể dần điều chỉnh cách di chuyển và tư thế cho phù hợp. Việc này lặp lại trong thời gian dài có thể gây đau cột sống lưng sau sinh.
Thay đổi hormone
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ tồn tại một loại hormon là relaxin. Hormon này có vai trò trong việc nới lỏng, thư giãn các dây chằng và các khớp vùng xương chậu, giúp cho quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hormon này không mất đi ngay sau khi sinh mà còn tồn tại ở mức cao 3-4 tháng sau đó. Vì vậy, nhiều bà mẹ gặp phải hiện tượng đau đốt sống lưng cuối sau sinh do các dây chằng còn lỏng lẻo, mất ổn định cấu trúc cột sống, tăng nguy cơ viêm khớp, viêm dây chằng.
Tăng cân
Trong thời kỳ mang thai, cân nặng của người mẹ thường tăng lên đáng kể. Điều này làm cho cột sống của phụ nữ mang thai phải chịu một áp lực lớn khi vừa phải nâng đỡ trọng lượng cơ thể, vừa phải hỗ trợ trọng lượng em bé khi mang thai. Nguyên nhân gây đau đốt sống lưng cuối chủ yếu do hai yếu tố chính: Sự giãn các cơ thành bụng và sự chèn ép các mạch máu, dây thần kinh.
Loãng xương
Phụ nữ mang thai cần nhu cầu canxi lớn hơn bình thường, nếu không được cung cấp đầy đủ canxi có thể dẫn tới tình trạng loãng xương vi thể (là hiện tượng mất canxi trong các bè xương, khó phát hiện qua việc chụp X-quang thông thường). Hiện tượng này gây xẹp các đốt sống, gây đau ở phụ nữ có thai và cho con bú. Khi tuổi tác càng cao, quá trình thoái hóa đĩa đệm, cột sống càng diễn ra nhanh nên việc mang thai làm tăng nguy cơ bị đau đốt sống lưng cuối sau sinh ở những phụ nữ lớn tuổi và có nguy cơ loãng xương cao.
Bị viêm
Nhìn chung viêm là một phản ứng bảo vệ của cơ thể. Khi chịu tác động của các yếu tố bất lợi, cơ thể sẽ kích thích các phản ứng miễn dịch bằng việc giãn mạch, tăng lưu lượng máu, tăng sự hoạt động của các chất trung gian hóa học, các tế bào miễn dịch gây sưng, nóng, đỏ, đau. Đôi khi các phản ứng viêm quá mức có thể khiến người bệnh đau nhiều hơn, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh.
Các biểu hiện đau cột sống lưng sau sinh thường khá đa dạng, có thể xuất hiện ở các khớp quanh vùng cột sống thắt lưng như khớp cùng chậu, khớp mặt bên,...
Cho con bú không đúng cách
Đôi khi, những thói quen nhỏ như tư thế cho con bú cũng là nguyên nhân đau cột sống sau sinh ở nhiều bà mẹ. Việc quá tập trung cho con bú nên thường xuyên ngồi gập người khiến cổ và cơ bắp bị căng mỏi, gây đau lưng. Tốt nhất, các mẹ nên ngồi thẳng người để làm giảm áp lực với cột sống, giảm tình trạng đau mỏi lưng.
Giãn dây chằng
Sau khi sinh, các dây chằng vùng chậu có xu hướng lỏng lẻo, khiến cấu trúc cột sống trở nên kém ổn định, gây đau khi vận động, cúi người hay mang vác đồ. Các thay đổi này thường không biết mất nhanh chóng mà còn tiếp tục cho đến khi dây chằng trở nên dẻo dai hơn, cơ bắp hồi phục được sức mạnh.
Đau Lưng Sau Khi Sinh
Published:

Đau Lưng Sau Khi Sinh

Published:

Creative Fields