Hoài Thương's profile

Hộ kinh doanh cá thể và hình thức kinh doanh tư nhân

Phân biệt hộ kinh doanh cá thể và hình thức kinh doanh tư nhân

Có rất nhiều hình thức kinh doanh, với đặc thù khác nhau. Sau đây là những phân tích cụ thể về sự khác nhau giữa hộ kinh doanh và kinh doanh tư nhân cụ thể nhất:

Sự khác nhau của hộ kinh doanh cá thể và hình thức kinh doanh tư nhân.



Hộ kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ thể

Do cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ, cùng nhau quản lý, phát triển mô hình và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

Do một cá nhân làm chủ góp toàn bộ vốn, tự chịu trách nhiệm và hưởng toàn bộ lợi ích

Quy mô kinh doanh
Nhỏ hơn.
Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh.
Kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nói đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất.
Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
Lớn hơn.
Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh.

Lượng nhân công

Giới hạn nhân công 10 người

Không hạn chế

Điều kiện kinh doanh

Chỉ trong một số trường hợp nhất định, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.

Buộc phải đăng ký kinh doanh, phải đăng ký kinh doanh ở cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp.
NHỮNG ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HÌNH THỨC HỘ KINH DOANH CÁ THỂ 
Ưu điểm của hộ kinh doanh
Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;
Không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán.
Quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;
Thủ tục thành lập khá đơn giản, chỉ cần nộp đủ các giấy tờ sau đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh:
Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập;
Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực;
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
Nhược điểm của hộ kinh doanh
Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ đối với mọi hoạt động kinh doanh;
Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện tại địa điểm khác;
Chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động, nếu thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên mà không thành lập doanh nghiệp thì bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng;
Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu;
Không được khai, tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT (Khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, sửa đổi bổ sung 2013);
Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.
VỐN KINH DOANH CỦA HỘ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Hiện nay luật không có quy định về số vốn tối thiểu hay tối đa đối với hình thức hộ kinh doanh cá thể. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc vào khả năng của cá nhân đó và tùy thuộc vào quy mô và ngành nghề mà người đăng ký muốn hướng đến.
Việc chịu trách nhiệm về rủi ro của hộ kinh doanh là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Nên khi quyết định đăng ký hộ kinh doanh thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này.  Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.
Lưu ý rằng việc tính thuế khoán sẽ dựa trên việc:
Địa điểm kinh doanh này thuộc khu sầm uất, có địa thế thuận lợi, mặt tiền hay trong hẻm;
Mặt hàng của hộ kinh doanh này thuộc diện có khả năng tiêu thụ tốt hay không?
Vốn cao hay thấp.

Theo quy định, mức thuế khoán sẽ được tính như sau:
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kin doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm;
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm.

Hộ kinh doanh cá thể và hình thức kinh doanh tư nhân
Published:

Hộ kinh doanh cá thể và hình thức kinh doanh tư nhân

Published: