Tâm Nguyễn Thanh's profile

You can talk to me - Có mình ở đây

Đây là một bài đồ án thiết kế của mình trong quá trình học tại trường đại học Kiến Trúc Hà Nội. Mình làm thiết kế đồ họa cho sự kiện "You can talk to me - Có mình ở đây!", một sự kiện nhằm hỗ trợ tâm lý cho những nạn nhân của nạn xâm hại tình dục. Đa số những nạn nhân bị xâm hại tình dục thường chọn cách im lặng thay vì nói ra vấn đề của mình hay lên án kẻ ác. Bởi tình dục là một vấn đề nhạy cảm và xã hội vẫn còn nhiều định kiến với nó. Rất nhiều người khi nghe câu chuyện của người bị hại, thay vì đồng cảm họ lại quay ra chỉ trích nạn nhân rằng vì họ quá đẹp, hay ăn mặc quá hở hang nên họ mới vướng phải những tai nạn như vậy. Bên cạnh đó bản thân nạn nhân cũng có xu hướng đổ lỗi cho chính mình, tự căm ghét bản thân và cảm thấy bản thân mất hết giá trị sau khi bị xâm hại tình dục. Có quá nhiều mặc cảm khiến những nạn nhân khó mở lòng chia sẻ câu chuyện của mình, khiến họ rơi vào trạng thái u uất, trầm cảm, thâm chí là tìm đến cái chết. Ở đây, mình không lên án những kẻ hiếp dâm, không hô hào khẩu hiệu chống xâm hại tình dục. Mình tạo ra một thiết kế mang đến sự an toàn và đồng cảm, để những nạn nhân có thể dũng cảm chia sẻ câu chuyện của mình, giải thoát một phần nào đó tâm lý nặng nề trong họ.
Link panorama sự kiện : https://roundme.com/tour/731293/view/2303701/
Khi nhắc đến tờ giấy trắng người ta thường nghĩ đến những thứ hoàn hảo, thanh thuần và ngây thơ. Với một tờ giấy trắng mang những tổn thương, mình hi vọng mang đến cảm giác về những nỗi đau mà các nạn nhân bị xâm hại tinh dục như lo lắng, rối bời, đau đớn,...
Những nạn nhân bị xâm hại tình dục thường mang theo những mặc cảm, ám ảnh tâm lý một cách nặng nề. Họ cho rằng họ đã mất hết giá trị, tự ghê tởm chính mình, không yêu thương bản thân nữa.
Họ sẽ luôn cảm thấy lo sợ. Lo sợ cái nhìn của xã hội, lo sợ những điều xấu xa ấy lại đến với mình, lo sợ mình sẽ không bao giờ có được tình yêu thương thật sự...
Sẽ rất khó nhưng để chấp nhận nỗi đau này nhưng chúng ta không thể chạy trốn nỗi đau. Rất nhiều người vì không thể đối diện với nó mà chọn cách kết thúc cuộc sống của mình...
Nói ra thực sự là một lối thoát cho tâm lý của những nạn nhân bị xâm hại. Nói ra không hẳn sẽ giải quyết được toàn bộ vấn đề, nhưng ít nhất thì khi nói ra chúng ta sẽ không còn cảm thấy cô đơn, không phải một mình đối chọi với nỗi đau và sự sợ hãi. Việc chia sẻ và được đồng cảm sẽ giúp những nạn nhân có nhiều sức mạnh hơn để bước qua nỗi đau.
Sự kiện gồm triển lãm và tọa đàm mình giả thuyết đặt tại VCCA Vincom Royal City, Hà Nội
You can talk to me - Có mình ở đây
Published:

You can talk to me - Có mình ở đây

Published: