Áo Tấc 
Dưới thời nhà Nguyễn, Áo Tấc là một trong những trang phục phổ biến nhất của mọi tầng lớp xã hội, từ vua chúa đến bình dân.
     Với chất liệu phong phú có thể thay đổi linh hoạt theo thời tiết, vải gấm, đoạn (một loại vải được đặc trưng bởi bề mặt bóng mịn, bắt mắt, được áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo nên sự đan kết chặt chẽ giữa các sợi ngang và sợi dọc) vào mùa đông, hoặc the (loại vải mỏng, nhẹ, thông thoáng, có kết cấu gần như voan nhưng không mềm mại bằng, thường được khoác ngoài) vào mùa hè.
      Áo tấc được xem là bộ lễ phục, được mặc vào những dịp lễ hội trịnh trọng. Được sử dụng phổ biến ở mọi tầng lớp lúc bấy giờ, áo tấc được khép kín nhờ 5 chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương. 
     Hình ảnh áo tấc xuất hiện trong phim chủ yếu dành cho nam giới, với sự phổ biến từ giản dị của các bậc nam nhi, đến quyền lực khi được vua Tự Đức mặc vào. Một trong những điều góp phần vào thành công của bộ phim đến từ việc đầu tư kỹ lưỡng trang phục, tạo hình đều mang đậm dấu ấn đất Việt.
Áo Tấc
Published:

Áo Tấc

Published:

Creative Fields