Đền là gì ? Phân biệt Đền thờ ở Việt Nam

Đền là nơi thờ Thần Thánh (kể cả Thánh mẫu) của một cộng đồng dân cư một vùng, một xã, thôn nào đó. Các vị Thần, Thánh được thờ tại đền phần đa là anh hùng có công với nước, với dân trong việc chống ngoại xâm khai hoang lập ấp. Các vị thần siêu nhiên, Thần mây, mưa, sấm, chớp làm cho thuận trời, đất, mưa thuận gió hòa để việc trồng cấy, cũng như vạn vật sinh tồn.
Quan niệm dân gian coi Thánh, Thần là bậc cao siêu có sức lực phi phàm tối linh như thế nào? Thánh, Thần, Thánh mẫu… , được tôn vinh là thượng, trung hoặc tôn thần nhưng đều đóng vai trò như Thành Hoàng làng sẵn sàng che chở, âm phù cho cộng đồng bình an, thịnh vượng.
Thế nên đền, miếu thường là nơi mà các ngày tuần tiết, sóc vọng dân làng, khách hành hương hay sắm lễ, dâng hương tưởng niệm truy tư công đức, hoặc cầu cúng mong sự gia ân, âm phù của Thánh, Thần cho gia quyến làm ăn thuận lợi, mọi sự tốt lành.

Cấu trúc tổng thể của Đền

Nhìn chung đền có nhiều tòa, nói cách khác là nhiều cung hơn Đình: 
Hậu cung là tòa trong cùng được giành để thờ vị thần chủ thể, hoặc cả vị thần chủ thể và gia quyến của thần.
Tòa đề nhị (phía ngoài hậu cung) thường cũng thờ vị Thần chủ thể đó (có thể là tượng hay văn bài)
Hai tòa hai bên (hai gian bên cạnh) thờ các tướng văn, tướng võ giúp cho Thần lúc sinh thời đánh giặc, hoặc khai khẩn.
Tiền đường – bên ngoài tòa đệ nhị (còn gọi là đại bái) là nơi đặt chân ban công đồng và là chỗ lễ thường nhật, hoặc chỗ lễ đầu tiên có tính chất trình, trước khi vào các cung đệ nhị hậu cung (chính tẩm).
Ngoài ra Đền còn có các toà giải vũ hai bên, tạo cho công trình có sự khép kín, tôn nghiêm vừa là nơi ông từ ở, khách lễ nghỉ, hoặc là nơi lo công vỉệc tế lễ cúa làng.
Bên ngoài sân có hệ thống cột đồng trụ, cột hoa biểu tượng Vươn lên cúa mảnh đất, con người, đồng thời là những trang trí gợi sự uy nghi.
Phía ngoài còn có hồ nước khiến tổng thể cảnh quan hài hòa đẹp mắt, lại là tình tiết không thể thiếu Của thuyết phong thuỷ “Sa hoàn thuỷ nhiễu”. 
Không phải Đền nào cũng có hồ nước, kiến trúc như vừa nêu nhưng tựu chung lại đây là kiến trúc tổng quan và chuẩn nhất của Đền thờ Việt Nam.

Đình là gì ? Phân biệt Đình ở Việt Nam

Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.
Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.
Xung quanh ngôi đình thường có những cây đa cổ thụ, hồ sen và một khoảng sân vẫy gọi chim về làm tổ. Kiến trúc đình làng cũng mang đậm dấu ấn văn hóa độc đáo và tiêu biểu cho điêu khắc truyền thống. Đình thường cao ráo, thoáng mát, nóc có tượng đôi rồng lượn tranh lấy quả châu, trên các thanh xà ngang là những bức hoành phi câu đối. Nơi thiêng liêng nhất để thờ thần là điện thờ.
Thời xưa, đình làng là trụ sở hành chính của chính quyền tựu trung đủ mọi lề thói từ rước xách hội hè, khao vọng quan trên, đón người đỗ đạt, họp việc làng, xử kiện cùng những quy củ nhất định, có sự phân biệt chiếu trên, chiếu dưới.
Đến thế kỷ 18, Việt Nam có khoảng 11.800 làng xã, mỗi làng có một cụm kiến trúc với tôn giáo đình đền chùa với hàng trăm pho tượng và những đồ thờ cúng trang trí khác nhau. Có thể nói thế kỷ 16 – 18 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của đình làng với những tên đình danh tiếng như: Thổ Hà, Trùng Thượng, Trùng Hà, Tây Đằng, Chu Quyến, Hoàng Sơn… Nhưng do tàn phá của chiến tranh, điều kiện môi trường, thiên nhiên, mưa nắng mà bóng dáng của những ngôi đình cổ truyền thống dần dần mai một.

Chùa là gì ? Phân biệt Chùa ở Việt Nam

Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, chiêm bái, vãn cảnh, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.
Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

Miếu là gì ? Phân biệt Miếu thờ ở Việt Nam

Miếu thường có kích thước nhỏ bé là nơi thờ các vị thế thần của từng ngõ xóm, Thần cây đa, cây đề nào đó… Nhưng không phải tất cả miếu thờ đều bé, có những miếu rất to lớn, thờ Thánh, thờ Vua, thờ Thần y… như miếu Trần ở Nam Định, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Y miếu ở Hà Nội, Cô miếu ở Bạc Liêu… và các Thái miếu thờ các vị hoàng đế mà sử sách đã đề cập. Do vậy Đền và Miếu cũng chỉ phân biệt một cách tương đối, chứ không thể tách bạch, cặn kẽ rõ ràng được.
Hiện nay, do lòng sùng bái của nhân dân, các đền miếu được bổ sung thêm câu đối chứ Hán, đại tự, rồi các đồ thờ, tượng pháp. Trang hoàng lộng lẫy quy mô không kém gì những công trình tâm linh lớn

Quán là gì ? Phân biệt Quán thờ ở Việt Nam

Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh.
Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa.
Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng).
Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán (tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh); Huyền Thiên cổ quán (nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai); Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành); Đế Thích quán (nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên).

Phủ là gì ? Phân biệt Phủ thờ ở Việt Nam

Chữ phủ ở đây là cúi, cúi xin xem xét. Vậy phủ thờ là nơi để mọi người đến xin xem xét cho một việc nào đó mà bản thân hay gia quyến đang bế tắc, chưa được giải thoát.
Thông thường Phủ là nơi thờ Mẫu, nhưng cũng có nơi thờ 3 Mẫu lại không gọi phủ như đền thờ Bà Trưng, Bà Triệu, đền thờ các nữ tướng Lê Chân, Thuỵ Nương, Tống Hậu, Thiên Hâm Nguyệt Nga công chúa, đền Sòng, đền Dâu, đền Tiên ở Lạng Sơn, điện Hòn Chén thờ Mẫu Liễu, điện thần Bà Chúa Xứ ở núi Xam An Giang…
Vậy chữ phủ chỉ dùng cho những nơi như phủ Giày, phủ Tây Hồ, phú Nấp, phủ Đồi và một số nơi khác rất đậm nét về Mẫu Liễu.
Nhưng nói đến Phủ, trước hết phải nghĩ về tín ngưỡng thờ Mẫu, đây là đặc thù, bản chất rất nỗi quen thuộc, đã ăn sâu vào tâm trí người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Do vậy mà các cửa phủ lớn như phủ Tiên Hương, phú Vân Cát, phủ Tây Hồ… mỗi ngày khách hành hương lại càng đông.
Năm bảy ban lễ, rồi hàng chục ban lễ mà vẫn thiếu chỗ, khách vẫn phải chen lấn, đứng vòng trong vòng ngoài khẩn vái, hoặc chứng kiến các giá đồng mang tính vũ đạo nghệ thuật. Và cũng chính vì nhu cầu của khách hành hương nên các cửa phủ phải bài trí nhiều ban, xây dựng toà chính, toà phụ mà vẫn chật chội.

Cấu trúc tổng thể của Phủ

Thiết kế phủ thờ thường có 4 tòa, làm theo lối “Trùng thiềm”, tức là các toà song song với nhau. Toà còn gọi là cung và cung đệ tử ở ngoài cùng to lớn (như tiền đường của Đền), rồi đến các cung đệ tam, đệ nhị, đệ nhất (nhỏ dần nhưng cao dần). 

Cung đệ nhất: Còn gọi là hậu cung, là nơi thâm nghiêm đây là ban thờ Tam toà Thánh Mẫu, mà Mẫu Liễu Hạnh là đệ Nhất Thánh Mẫu, mặc áo đỏ, trùm khăn đỏ ngồi chính giữa. Ở Vi trí trang trọng nhất, là Mẫu chủ thể của tín ngưỡng Mẫu bản địa. Hai bên mẫu đệ Nhất là mẫu đệ Nhị, đệ Tam mặc áo trắng khăn trắng và áo xanh, khăn xanh tức là mẫu Thoải và mẫu Thượng Ngàn thuộc hệ Tam Toà Thánh Mẫu.
Cung đê nhị: Đây là ban chính giữa thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, tiếp đến là ban thờ ngũ vị quan lớn gồm các vụ.
Quan Thượng Thiên: mặc áo đỏ
Quan Giám Sát: mặc áo xanh
Quan Thuỷ Phủ: mặc áo trắng
Quan Khâm Sai: mặc áo vàng
Quan Tuần Tranh: mặc ảo đen 
Đây cũng chính là màu sắc thuộc ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Nhưng cũng có một số cửa phủ bài trí ở cung đệ nhị là tướng “Tứ vị chầu bà”, hoặc hệ thống tượng Cô.

Cung đệ tam: đây là ban thờ các Quan hoàng Bảy, Quan hoàng Mười. Hai gian bên thờ Đức Thánh Trần và nhị vị Vương cô, tức là Khâm từ Hoàng Hậu và Thuỷ Tiên Công Chúa, Ià vợ đức vua Trần Nhân Tôn và vợ Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão. Cũng có nơi lập riêng một toà để thờ đức thánh Trần va nhị vị Vương cô, chứ không thờ chung như trên.
Cung Đệ tứ: Gian giữa là ban công đồng, hai bên có ban Cô và Cậu, dưới có ban Ngũ hổ, Thanh xà, Bạch xà. Gian bên là động Sơn Trang, hoặc Thổ thần, Chầu Thú đền.
Nhìn chung Phủ là nơi thờ Mẫu và thờ nhiều vị khác nữa. Co nơi còn có cả ban thờ Phật, có lầu Cô, lầu Cậu khiến mặt bằng phủ thờ Thánh Mẫu khá đa dạng. Do Phủ thờ Mẫu có sự dung hợp rộng rãi nên có sức quy tụ lớn, thu hút được nhiều du khách hành hương viếng thăm.

Am là gì ? Phân biệt Am thờ ở Việt Nam

Hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.
Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am.

Nghè là gì ? Phân biệt Nghè thờ ở Việt Nam

Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm Giàng – Hải Dương).
Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh.
Hiện ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII.

Điện là gì ? Phân biệt Điện thờ ở Việt Nam

Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.
Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…

Xem thêm:
đình chùa
Published:

đình chùa

Published:

Creative Fields