Tổng Đài Pháp Luật's profile

cưỡng đoạt tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản phạt thế nào theo quy định pháp luật?
Cưỡng đoạt tài sản là tội phạm xâm hại nghiêm trọng đến cả quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, thể hiện ý thức coi thường pháp luật, kỷ cương xã hội. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn những quy định của pháp luật hiện hành về tội cưỡng đoạt tài sản. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào muốn được Luật sư giải đáp nhanh chóng, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.633.705 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.
Cưỡng đoạt tài sản là gì?
Anh Hải Đăng (Thái Thái Bình) có câu hỏi như sau:
Vừa qua tôi có đi từ Hà Nội về Thái Bình trên xe khách của anh A. Vào khoảng 22h khi đi đến thành phố Nam Định thì xe anh A bị hỏng, đồng thời cũng gặp xe khách do anh B điều khiển cũng đang chở khách về Thái Bình. Tại đây anh A và anh B thỏa thuận anh A sẽ chuyển toàn bộ 19 khách trên xe anh A sang xe anh B giá vé mỗi khách là 100 nghìn đồng. Anh B phải có trách nhiệm trả khách theo đúng lộ trình và không được thu thêm bất cứ một khoản tiền nào của khách. Anh B đồng ý và đã nhận đầy đủ số tiền theo thỏa thuận.Tuy nhiên sau khi chạy được tầm 20km thì anh B đã dừng xe và thu thêm của mỗi khách mỗi người 200 nghìn đồng với lí do là tiền sang xe. Khi anh B đi thu tiền thì mọi người trong đó có tôi không đồng ý nộp, anh B đe dọa nếu không nộp sẽ bị đuổi xuống xe và sẽ cử đàn em đến “cho một trận” ngay trong đêm, lúc này vào khoảng 23h. Do lo sợ bị đuổi xuống xe cũng như sợ đám côn đồ kiếm chuyện nên tôi và các hành khách khác phải miễn cưỡng nộp tiền.Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi của anh B có được xem là hành vi cưỡng đoạt tài sản hay không? Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào Hải Đăng, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi, trong trường hợp của bạn chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 với nội dung: “Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Có nhiều cách thể hiện khác nhau nhưng hành vi cưỡng đoạt tài sản thường được hiểu là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải miễn cưỡng giao tài sản cho người phạm tội.
Ngoài ra thực tiễn cho thấy sau khi người có tài sản bị đe dọa sẽ dùng vũ lực và các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần thì người có tài sản do lo sợ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, nên sẽ tự nguyện chuyển giao tài sản cho người cưỡng đoạt nên dễ chuyển sang thành giao dịch dân sự nếu người bị cưỡng đoạt tài sản không tố giác.
Quay trở lại với trường hợp của bạn, hành vi của anh B là hành vi cưỡng đoạt tài sản, bởi lẽ anh B đã đe dọa dùng vũ lực (nếu khách hàng không nộp thêm tiền anh ta sẽ cho đàn em đánh đập) và có thủ đoạn uy hiếp tinh thần khách hàng trên xe (nếu không nộp tiền sẽ bị đuổi xuống xe ngay trong đêm) đây là hành vi cố ý trong việc chiếm đoạt tài sản của hành khách trên xe. Anh B là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức rõ được hành vi của mình là sai trái, xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Vì vậy căn cứ vào Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 anh B đã phạm tội cưỡng đoạt tài sản, tùy theo tính chất mức độ, cũng như các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ mà anh B sẽ bị xử phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.
Mọi thắc mắc về hành vi cưỡng đoạt tài sản, vui lòng gửi câu hỏi về email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ ngay đường dây nóng 1900.633.705 để được kết nối với Luật sư tư vấn và lắng nghe giải đáp chi tiết nhất
Cưỡng đoạt tài sản từ bao nhiêu tiền thì bị xử lý hình sự?
Bạn Ngọc Hà (Quảng Ninh) có câu hỏi:
“Chào Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Chồng tôi là anh Quang và anh Hải là bạn thân với nhau đồng thời anh Hải cũng là giám đốc công ty mà chồng tôi đang làm việc. Năm ngoái chồng tôi tình cờ biết được anh Hải đang qua lại bất chính với cô thư ký mặc dù đã có vợ con ở nhà. Chồng tôi thường xuyên quay lại những video cũng như hình ảnh thân mật giữa anh Hải và cô thư ký kia và nói là giữ lại lúc nào cần thì dùng.Vừa qua do ham mê cờ bạc nên chồng đã phải vay nợ giang hồ với số tiền 300 triệu đồng. Do lo sợ không có tiền trả nợ sẽ bị giang hồ đòi nợ, chồng tôi đã lên kế hoạch đe dọa anh Hải phải giao cho chồng tôi 300 triệu đồng nếu không sẽ gửi hết những video, hình ảnh quan hệ bất chính giữa anh Hải và cô thư ký cho vợ anh Hải cũng như cho toàn bộ công ty biết.Tôi có khuyên can thì chồng tôi chửi mắng và nói là nhà anh Hải rất giàu 300 triệu không là gì với anh ta, chồng tôi có dọa nếu tôi báo công an sẽ đánh chết tôi. Nói là làm, chồng tôi đã gửi tin nhắn đe dọa anh Hải với nội dung nếu không đưa cho anh 300 triệu thì cả thế giới sẽ biết anh ta ngoại tình. Ngay hôm sau khi gửi tin nhắn đe dọa, anh Hải đã báo với công an và chồng tôi đã bị bắt tại nhà.Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tại sao chồng tôi chưa lấy được số tiền 300 triệu từ anh Hải nhưng vẫn bị bắt? Hành vi của chồng tôi có phải là hành vi đe dọa nhằm cưỡng đoạt tài sản hay không? Tôi xin cảm ơn.”
>> Cưỡng đoạt tài sản từ bao nhiêu tiền thì bị xử lý hình sự? Gọi ngay 1900.633.705
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ Luật hình sự 2015 như phân tích ở trên có thể nhận thấy hậu quả không phải là một yếu tố bắt buộc đối với tội phạm này. Người phạm tội thậm chí chưa gây ra hậu quả nhưng người đó chỉ cần có ý thức muốn chiếm đoạt tài sản đồng thời có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để buộc chủ sở hữu tài sản phải giao tài sản thì khi đó tội cưỡng đoạt tài sản đã hoàn thành.
Điều này có nghĩa là người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản chỉ cần có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để uy hiếp nhằm chiếm đoạt tài sản thì đã có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản mà không cần phải xác định số tiền người này đã chiếm được là bao nhiêu tiền.
Vì không quan tâm đến số tiền mà người phạm tội chiếm đoạt nên trong trường hợp này thì tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm mà người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt khác nhau.
Vì vậy trong trường hợp của chồng bạn mặc dù chồng bạn chưa chiếm đoạt được của anh Hải 300 triệu đồng như mục đích mong muốn, nhưng chồng bạn đã thực hiện đầy đủ các thủ đoạn như gửi tin nhắn nhằm đe dọa anh Hải nếu không đưa tiền sẽ xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của anh Hải thông qua việc phát tán video và hình ảnh ngoại tình của anh ta. Chồng bạn là người có năng lực trách nhiệm pháp lý đầy đủ, nhận thức được hành vi của mình là sai trái, xâm phạm đến những quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi đó. Có thể thấy hành vi này được thực hiện với lỗi trực tiếp.
Căn cứ vào những phân tích trên đây chúng tôi nhận thấy hành vi của chồng bạn đủ điều kiện cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ Luật Hình sự 2015.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề hành vi như thế nào sẽ bị xử lý hình sự tội cưỡng đoạt tài sản. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng của Tổng Đài Pháp Luật 1900.633.705 để được tư vấn nhanh và chính xác nhất!
Xem thêm:




cưỡng đoạt tài sản
Published:

cưỡng đoạt tài sản

Published:

Creative Fields