linh trần's profile

CAO ĐÀI SƠ GIẢI

MINH HỌA _ CAO ĐÀI SƠ GIẢI
Đạo Cao Đài là một tôn giáo mới mẻ và khác biệt. Bên trong đạo bao hàm nhiều triết lý của nhiều nền tôn giáo đã có, những nền văn hóa, những phong tục, tập quán của người dân Việt Nam, tất cả tạo nên một tôn giáo hoàn toàn khác biệt. Đạo Cao Đài được hình thành đầu tiên tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hề biết về đạo này ,” Cao Đài Sơ Giải “ sẽ giúp mọi người hình dung một cách dễ hiểu nhất về đạo, về sự hình thành, giáo lý căn bản của đạo, ý nghĩa những biểu tượng đại diện cho đạo mà chúng ta thường thấy. 

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ 

Đạo Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát mở ra tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Ngài đã dùng phương tiện thông linh để thâu phục những vị môn đồ đầu tiên và xâydựng nên nền móng của một tôn giáo mới gồm đủ 2 phần nội giáo tâm truyền và ngoại giáo công truyền.    

Tôn chỉ của Đạo Cao Đài_ “Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi phục nhât” chính là để hoàn thành sứ mạng đặc biệt trong Tam kỳ phổ độ: phục hưng chân truyền, tổng hợp giáo lý Đại Đạo, làm ra đường lối căn bản cho nhân sinh tu hành, tiến hóa và giải thoát.

Chương I: Đại Đạo

Phật Trời, Trời Phật cũng là Ta,
Nhánh nhóc chia ba cũng một Gìa.
Thích, Đạo, Gia Tô, tay chưởng quản,
Thương dân xuống thế độ lần ba.

Thánh ngôn
Tam Kỳ Phổ Độ
Theo sự phát triển của vũ trụ càn khôn, con người cũng không ngừng tiến hóa, con đường tiến hóa vô tận được chia thành nhiều chặng đường, nhiều giai đoạn, tương ứng với những thời kỳ mở đạo để dạy dỗ chúng sinh. Sau mỗi một giai đoạn tiến hóa thì Đức Chí Tôn sẽ mở ra một cuộc thi để phán xét trình độ của chúng sinh để xét xem nên thưởng hay phạt. Từ trước đến nay Đức Chí Tôn đã mở ra ba thời kỳ phổ độ chúng sinh và hiện nay là Tam Kỳ Phổ Độ.

Hình ảnh Thuyền Bát Nhã
Theo giáo lý Đạo Cao Đài, từ khi nhân loại đến xã hội hiên nay đã có ba kỳ Đại Ân Xá. Ngày nay hiện đang là Kỳ Đai Ân Xá lần thứ ba.

Trong kinh sách của đạo, thuyền Bát Nhã là do Đức Phật Tổ lấy một cánh sen nơi Cõi Cực Lạc Thế Giới, rồi dùng Tam Muội Chân Hỏa biến hóa mà thành. Trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Di Lặc Vương Phật vâng lệnh Đức Chí Tôn làm chủ thuyền Bát Nhã, khai hội Long Hoa.

Theo Bí pháp đạo Cao Đài: Thuyền Bát Nhã là chiếc thuyền rồng qua lại trên biển khổ nơi cõi thiêng liêng để rước những chơn hồn có đầy đủ phước đức, từ bờ bên nây của biển khổ (thử ngạn) là bờ luân hồi, sang qua bờ bên kia (bỉ ngạn) là bờ đắc đạo giải thoát, để đi vào cõi Cực Lạc. Đây là chiếc thuyền để cứu độ các chơn linh trong thời kỳ Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn.

Khai Đạo

Hình ảnh Lục Long

Lục Long_tượng trưng cho 6 vạch liền của quẻ Càn trong Kinh Dịch _ “Thời thừa lục long di ngự Thiên, Càn đạo biến hóa, các chánh tánh mạng”_ nghĩa là luôn luôn cưỡi 6  rồng để ngự trị Trời, đạo Càn biến hóa, mỗi vật giữ ngay ngắn vận mạng của bản tánh.
Trong bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế có câu “Thời thừa lục long, du hành bất tưc.”, “Thời thừa lục long” là chỉ sức mạnh của Đấng Thượng Đế bao trùm Càn Khôn Vũ Trụ như 6 con rồng vùng cẫy trong không trung. “Du hành bất tức” là chỉ sự vận chuyển và biến hóa vô tận vô cùng của Đấng Thượng Đế.  

Phía trên Hiệp Thiên Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh có hình ảnh 6 con rồng quanh lên nhau theo ba màu: 2 rồng vàng, 2 rồng xanh, hai rồng đỏ, để tượng trung cho câu kinh này.

Khai Đạo

Hình ảnh  Long Mã

Long Mã và Ngọc Kỳ Lân là hai con vật trong Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tạo ra, dùng để tiếp rước Hội Thánh, chức sắc Đại Thiên Phong và quan khách.
Ngoài ra Long Mã còn có ý nghĩa tượng trưng cho âm dương hiệp nhất. Vì Rồng là thuộc dương, mã là ngựa thuộc âm. Âm Dương tương hiệp biến sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng biến sanh Bát Quái, Bát Quái biến ngũ hành nuôi muôn loài vạn vật càn khôn thế giới. Ấy là Đạo.

Trên nóc Tòa Thánh Tây Ninh, chỗ Nghinh Phong Đài, Đức Phạm Hộ Pháp cho làm một bán cầu tượng trưng Địa cầu 68 của nhơn loại, trên có có đắp hình Long Mã phụ Hà Đồ. 
Long Mã mình hướng theo chiều Tòa Thánh, bộ điệu đang chạy từ hướng Đông sang hướng Tây, nhưng đầu Long mã ngoái nhìn lại hướng Đông, bởi lẽ Á châu là nơi phát sinh của nhiều tôn giáo “Đạo phát ư Đông, di ư Tây, phản hồi ư Đông”
Cao Đài
Danh hiệu đầy đủ của Đức Thượng đế là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát 
_ Cao Ðài: nơi ngự của Ngài
_ Tiên Ông: Ông Tiên, vị Tiên, một phẩm chót của Tiên giáo
_ Ðại Bồ-Tát: Nói đầy đủ là Bồ-Ðề-Tát-Ðóa, tiếng Phạn là Bodhisattva, nghĩa là người đã tự giác được bản tánh và có nhiệm vụ phổ độ chúng sanh.
_ Ma Ha-Tát: Nói đầy đủ là Ma-Ha-Tát-Ðóa, tiếng Phạn là Mahasattva, nghĩa là Ðại chúng sanh, tức là người có dũng tâm muốn làm việc lớn.

Hình ảnh Tòa Tháp Linh Tiêu

Theo sách Đạo Cao Đài, ở nơi điện Linh Tiêu trên thiên đình có một ngôi tháp cao gọi là Cao Đài, quần tiên thường nhóm hội tại trước bệ ngọc ấy, nơi ấy hào quang tỏa ra vạn trượng, đó là nơi ngự của Đức Thượng Đế. Đức Thượng đế đã dùng nơi ngự của mình làm danh khi truyền đạo.
 
Diêu Trì Kim Mẫu
Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn ngụ ý cái nguồn gốc linh khí vi diệu ở cõi Tây Phương Cực Lạc đã tạo ra sự sống tình cảm của chúng sanh và do đó, là Mẹ linh hồn luôn luôn thương xót và dẫn dắt chúng sanh về con đường tình cảm cao thượng chơn chính để thoát khổ nạn.Đức  Phật Mẫu được biết đến với hình dạng là một người mẹ hiền từ, Người thường mặc áo thêu kim tuyến, xung quanh có Cửu vị tiên nương đứng hầu.

Hình ảnh Vòng tròn Vô Vi và chữ Diêu Trì Kim Mẫu
      
Theo giáo lý của Đạo Cao Đài, Đức Phật Mẫu cũng giống như Đức Thượng Đế là vô hình vô tướng. Hình ảnh Phật Mẫu được thể hiện qua vòng tròn Vô Vi_ một vòng sáng, hay chữ Diêu Trì Kim Mẫu. Hình tượng Phật mẫu được đắp trong điển thờ và lễ vía xuất phát từ hình tượng Phật Mẫu trong đạo Phật 

Hình ảnh Thanh loan_con chim loan màu xanh

Theo điển tích thì thanh loan và vật cưỡi của Đức Phật Mẫu, tại Báo Ân từ ( Tòa Thánh Tây Ninh ) có tượng đức Phật Mẫu cưỡi thanh loan, xung quanh là Cửu vị Tiên Nương đứng hầu.
THÔNG CỘNG
Thông công là những cách thức nhằm giao tiếp với các Đấng Thiêng Liêng nhiên như xây bàn, cầu cơ, chấp bút 

Hình ảnh Đại Ngọc Cơ

Cơ bút là dụng cụ dùng để thông công với các Đấng thiêng liêng. Cây cơ gồm một cái giỏ đan bằng tre hay mây, có phủ một lớp giấy và bên ngoài bọc vải vàng, một cái cán dài bằng gỗ xuyên qua miệng giỏ, đầu cán có chạm hình đầu chim loan, dưới cổ chim loan gắn một cọng mây dùng làm bút viết chữ trên mặt bàn.
Cơ để cầu chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thì gọi là Ngọc cơ, hay Tiểu Ngọc cơ.
Cơ để cầu Đức Chí Tôn hay Đức Phật Mẫu thì phải làm cỡ lớn hơn và được gọi là Đại Ngọc cơ.

Sử dụng Đại Ngọc Cơ phải có hai vị đồng tử cầm hai bên miệng giỏ, giỏ nối liền với một thanh gỗ dài, đầu cần bằng cây dương liễu hay cây Dâu chạm chim loan, thế nên Cầu cơ gọi là Phò loan, người hầu cơ gọi là nâng loan. Trong giây phút thì có Đấng Thiêng Liêng giáng điển huy động và viết ra chữ. Có cây cọ bằng cây mây, dùng viết chữ xuống mặt bàn cơ. Người đứng ngoài có thể đọc chữ được.
CHƯƠNG II: BIỂU TƯỢNG

Bửu tòa thơ thới trổ thêm hoa,
Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà.
Chung hiệp ráng vun nền đạo đức,
Bền lòng son sắc đến cùng Ta.

Thánh ngôn
ĐẠO KỲ
Thường ngày sóc vọng và ngày vía, trước Tòa Thánh hay các Thánh Thất đều có treo cây cờ ba màu vàng xanh đỏ có thêu chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có hình Thiên Nhãn và cổ pháp Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Du, đây là đạo kỳ của Đạo Cao Đài gọi là Phướng Tam Thanh. Đức Hộ Pháp đã nói : " Cây cờ cứu khổ của Đạo Cao Đài là thương yêu và công chánh. " .Đạo kỳ thể hiện chủ trương của đao Cao Đài qui nhất ba tôn giáo lớn là Phất giáo, Tiên Giáo và Khổng giáo

Ba màu vàng, xanh đỏ tượng trưng cho ba tôn giáo: Thái Thanh sắc vàng (phái Phật), Thượng Thanh sắc xanh (phái Tiên), Ngọc Thanh sắc đỏ (phái Thánh). 
Thiên nhãn ở giữa tượng trưng cho “ Thiên khai Huỳnh Đạo” nghĩa là sự xuất hiện của Đạo Cao Đài _chánh giáo độ tận vạn linh trong buổi Tam giáo qui tông, hạ nguơn tái tạo.
THÁNH TƯỢNG
Thánh tượng thiên nhãn là biểu tượng thiêng liêng tối cao của Đạo Cao Đài. Thờ con mắt mở ám chỉ Đức Chí Tôn thấy tất cả mọi chuyện lành cũng như dữ, nhỏ bé cũng như to lớn.

Hình ảnh Thiên nhãn và Hoa sen

Thiên Nhãn tượng trưng cho Đức Thượng Đế, là biểu tượng tối cao của Đạo Cao Đài.
Dọc theo Cửu Trùng Đài có thể thấy được những ô cửa được trang trí bằng thiên nhãn và hoa sen mang nhiều ý nghĩa_ Thiên Nhãn tượng trưng cho Thái cực. Hình tam giác tượng trưng cho Tam giáo đồng nguyên. Bụi sen trên, bụi sen dưới tượng trưng Âm Dương tức Lưỡng Nghi 4 trái sen hai bên tượng trưng Tứ Tượng 8 lá sen tượng trưng Bát Quái

Mỗi bông sen tượng trưng “NIẾT BÀN” (do chữ Cửu Phẩm Liên Hoa của Đức Phật)
12 ngó sen tượng trưng Thập nhị Khai Thiên.
Bông sen là liên hoa, tượng trưng “Niết Bàn”, cõi Phật. (Bởi các đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật trước kia cũng mang xác trần mà không nhiễm trần, lại tìm chơn lý để được đắc Đạo. Còn sen, vật ở gần bùn mà không nhiễm bùn nên tượng trưng là cõi Phật). Có THIÊN NHÃN ở giữa là tiêu biểu đâu đâu cũng có TRỜI soi xét.
 

THÁNH TƯỢNG
Thiên nhãn tượng trưng cho chơn thần của Trời, con người là linh quang từ Trời đi ra, nay hướng về Thiên Nhãn để tìm đường lại cùng Trời gọi là “Phản bổn hoàn nguyên”. Vẽ một con mắt bên trái là bởi vì 1 là số khởi thủy của càn khôn vũ trụ và vạn vật, còn bên trái thuộc về Dương Do đó, mắt bên trái tượng trung cho Đức Chí Tôn chưởng quảng khí Dương Quang.

Hình ảnh Chim Hạc

Theo kinh sách đạo Cao Đài, khi người qui liễu chơn thần sẽ được tiên hạc chở đến cung Như Ý, ở nơi đó được nghe khúc thanh tao để quên chuyên trần tục, dứt lòng ham muốn. Các vị Tiên cũng dùng hạc để cưỡi, giáng phàm. Tại các Thánh Thất của Đạo Cao Đài dễ dàng thấy hình ảnh chim hạc cưỡi rùa hoặc chim hạc đang sảy cánh bay

THÁNH THẤT
Thánh thất nơi thờ Đức Chí Tôn, các Đấng Thiêng Liêng và chư Tiền Khai Đạo. Hánh thất là biểu tượng thu nhỏ của vũ trụ, trong đó Thượng Đế ngự trị vận dụng đạo mầu để thúc đẩy chúng sinh dần dần tiến đến mức chí thiện chí mỹ.Tại mỗi Tộc đạo (Họ đạo) đều phải xây dựng một Thánh thất để làm đền thờ Đức Chí Tôn, và làm nơi tín ngưỡng cho bổn đạo địa phương.Các thành thất đucợ xây theo cấu trúc Tam đài: Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Bát Quái Đài, cấu trúc thánh thất thể hiện cho nguyên lý “Thiên Nhân hiệp nhất” của Đại Đạo.

Tòa Thánh Tây Ninh là một công trình vĩ đại, được xây trong 26 năm ( 1927-1953 ). Tòa Thánh là thực tướng thể hiện Thánh thể của Đức Chí Tôn, kết hợp bằng ba ngôi  Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài. Hội Thánh Tây Ninh là hội thánh đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Theo giáo lý của Đạo Cao Đài thì Tòa Thánh mang kiểu vở của Thiên đình, được gọi là Bạch Ngọc Kinh tại thế, từ việc chọn mua đất đến việc xây cất tạo tác Tòa Thánh về kích thước lẫn hình dáng được Đức Lý Giáo Tông và Đức Chí Tôn chỉ dạy tỉ mỉ thông qua một hình thức thông công cùng các Đấng vô hình là Cơ bút.

CHƯƠNG III: NGHI LỄ

Tường minh nhứt khí chiếu minh đông,
Tam giáo qui nguyên giữ cộng đồng.
Phật pháp khuyến nhơn qui mỹ tục,
Nho tông phục thế hướng thuần phong
Diều huyền chơn đạo tu tông hướng
Mê hoặc tà mưu khả tự phong.

Thánh ngôn
LỄ_DÂNG TAM BỬU
Trong đàn tế lễ bao gồm hai phần, phần lễ và phần nhạc. Lễ cốt ở sự cung kính để giữ cho trật tự phân minh. Nhạc cốt ở sự điều hòa khiến cho tâm tánh được tao nhã. Do đó, Lễ và Nhạc cần phải phối hợp với nhau thì mới thành tựu mục đích tốt đẹp. Nếu có Lễ mà không có Nhạc, tức là có Kính mà không có Hòa, thì nhơn quần ở với nhau có sự phân biệt thái quá, nên chia rẽ xa cách. Nếu có Nhạc mà không có Lễ, tức là có Hòa mà không có Kính, thì thành ra dễ dãi khinh nhờn.

Về Lễ: Trong đàn cúng các lễ sĩ hay học trò lễ là những người được huấn luyện để thực hành nghi thức dâng lễ phẩm lên các Đấng. Lễ sĩ mặc áo rộng màu xanh da trời, đội mão trắng, lúc dâng lễ đi theo nhịp nhạc và giọng đọc kinh,hai tay nâng vật cúng lên ngang mày, chân bước theo hình chữa tâm. Lễ phẩm được dâng lên gồm hoa, rượu và trà gọi là tam bửu, tượng trưng cho tinh, khí, thần của con người.


NHẠC
Về phần Nhạc, Nhạc là sự hòa hợp của các thứ âm thanh mà tạo thành, thể hiện sự rung cảm của lòng người đứng trước ngoại vật. Nhạc có thế lực rất quan trọng như thế nên bực Đế Vương thời xưa như vua Thuấn dùng Nhạc để hóa dân, khiến dân trở nên lương thiện. Nhạc điều hòa tánh tình của con người.

Hình ảnh Lưỡng Long Triều Nhật

Hình ảnh hai con rồng cùng hướng về phía thiên nhãn thể hiện cho sự thuần phục, còn thể hiện cho sự hài hòa về âm dương, Thiên Nhãn tượng trung cho Trời, Trời sinh ra hai khí âm dương được thể hiện bằng hai con rồng.
LÔI ÂM CỔ
Trước khi nhập đàn hành đại lễ tại Thánh Thất, chuông trống được đánh lên theo lối trống sấm nhà chùa, nhưng mỗi chập 12 dùi, phải 12 chập một hồi, phải đủ ba hồi cộng là 36 chập gọi là Ngọc Hoàng Sấm.

BẠCH NGỌC CHUNG
Bạch Ngọc: Ám chỉ Bạch Ngọc Kinh, nơi Đức Thái Cực Thánh Hoàng (Thượng Đế) ngự. Chuông Bạch Ngọc hay Bạch Ngọc Chung có thể hiểu là chuông nơi Thiên Đình.
Lôi Âm là tiếng sấm, cổ là cái trống, đài là cái lầu cao. Lôi Âm Cổ Ịài là cái lầu cao trong đó có đặt cái Trống Lôi Âm. Trống Lôi Âm là cái trống mà khi đánh lên, tiếng trống phát ra lớn như tiếng sấm nổ.

Tiếng Chuông và Tiếng Trống sẽ truyền đi khắp các cõi Càn Khôn Vũ Trụ thể hiện cho đạo pháp được truyền lưu, dẫn đường cho các vong hồn sám hối và siêu thăng.

BẠCH Y
Đạo Cao Đài có qui định tất cả tín đồ nam hay nữ đều mặc đạo phục áo dài trắng, một nét vô cùng đặc biệt chỉ riêng có Đạo Cao Đài. Nó thể hiện ý nghĩa rất là sâu sắc về phần Đạo. Đó là bản tánh thâm trầm, giản dị, khiêm tốn, nói riêng của người tín đồ Cao Đài. Khi mặc chiếc áo dài trắng, đó là màu tượng trưng cho bản tánh giản dị, thanh cao về tinh thần, trong sạch về phẩm chất của Cao Đài, đồng thời nói lên cái quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt và cái văn hóa tốt đẹp của người tín đồ Cao Đài. Từ đó, đạo Cao Đài được truyền bá ra khắp thế giới, đều biết và chấp nhận văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là dân tộc được Đức Chí Tôn Thượng Đế chọn và họ sẽ giao hòa với tánh thâm trầm tinh túy của người Việt.

Hình ảnh Đức Quyền Giáo Tông và Bà Nữ Đầu Hương Sư Thanh
      
Tầng hai của lầu chuông có đắp tượng Đức Quyền Giáo Tông mặc Đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay mặt cầm quyền Thiên Thơ. 
Tầng hai của lầu trống đắp tượng Bà Nữ Đầu Sư Hương Thanh mặc đạo phục đứng trên quả địa cầu, tay phải cầm nhánh bông, tay trái xách giỏ hoa. Đây là hai vị chức sắc lớn có kỳ công khai mở Đạo và xây dựng Đền Thánh.
Tài liệu tham khảo

Biên soạn nội dung dựa trên sách giáo lý của Đạo Cao Đài, và qua nhiều phương tiện tra cứu khác.
Nội dung được lấy phần lớn dựa theo sách Cao Đài Sơ Giải của Soạn Giả Huệ Lương ( Sách nội bộ không được phát hành).
Hình ảnh minh họa được lấy ý tưởng dựa trên các bức chạm trổ, các bức đúc xi măng và màu sắc tại Tòa Thánh Tây Ninh, và một vài Tòa thánh nhỏ tại địa phương.


CAO ĐÀI SƠ GIẢI
Published:

CAO ĐÀI SƠ GIẢI

Published:

Creative Fields